Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Tác hại khôn lường của bệnh nghiến răng

Nghiến răng khi ngủ là một trong những rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất chỉ xếp sau nói mê và ngủ ngáy. Nghiên cứu cho thấy người bị chứng nghiến răng khi ngủ thường dễ ngừng thở khi ngủ hơn so với người ngủ ngáy. Ước tính cho thấy nghiến răng khi ngủ chiếm khoảng 10-20% dân số nói chung.

Cùng Peace Dentistry tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân hậu quả và cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ hiệu quả nhé!

1/ Dấu hiệu và triệu chứng nghiến răng khi ngủ:

  • Nghiến răng siết chặt răng ken két hoặc rất mạnh trong khi ngủ hoặc khi thức vào những lúc lo âu hoặc stress.
  • Mặt nhai của răng bị mòn, phẳng hoặc mẻ
  • Lớp men răng bị mòn, lộ ra lớp ngà răng bên trong
  • Sự mẫn cảm của răng tăng lên
  • Siết chặt hàm hoặc co cơ
  • Đau hàm hoặc co cứng các cơ hàm
  • Khớp hàm kêu lộp cộp, lạch cạch hoặc cứng hàm
  • Đau tai, vì co mạnh cơ hàm, không phải nguyên nhân do tai
  • Đau đầu âm ỉ buổi sáng
  • Đau vùng mặt mạn tính

2/ Những yếu tố làm tăng nguy cơ:

  • Stress: Tăng lo âu hoặc stress có thể dẫn tới nghiến răng.
  • Tuổi: Tật nghiến răng khi ngủ thường gặp từ tuổi lên 10 cho tới độ tuổi 40, và có khuynh hướng giảm dần theo tuổi.
  • Uống cà phê hoặc hút thuốc lá: Các chất kích thích như caffein hoặc thuốc lá có thể làm cho cơ thể sản sinh thêm nhiều adrenalin, khiến tật nghiến răng trở nên nặng thêm.

3/ Khi nào cần đi khám?

Chứng nghiến răng khi ngủ thường bị bỏ qua. Hãy đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ nếu bạn bị đau ở hàm, mặt hoặc tai, nếu răng có hiện tượng xô lệch, hoặc nếu bạn khó cắn hoặc nhai. Cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ nếu người bạn đời của bạn phàn nàn về việc bạn nghiến răng trong khi ngủ.

4/ Điều trị tật nghiến răng khi ngủ:

Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho răng và giảm đau do chứng nghiến răng gây ra. Điều trị chứng nghiến răng khi ngủ khác nhau tuỳ thuộc vào nguyên nhân:

  • Stress: Bác sĩ có thể khuyên bạn nên đi tư vấn bác sĩ chuyên khoa, liệu pháp tâm lý, vật lý trị liệu hoặc các kỹ năng quản lý stress. Bác sĩ cũng có thể chỉ định một thuốc giãn cơ để tạm thời làm giảm co thắt ở hàm bị siết chặt.
  • Các vấn đề về răng: Nếu chứng nghiến răng có nguồn gốc từ các vấn đề về răng, nha sĩ có thể nắn chỉnh răng xô lệch. Thiết bị bảo vệ miệng hoặc răng có thể hữu ích nếu chứng nghiến răng khi ngủ đủ nặng đến mức gây tổn thương nhiều cho răng.
  • Tổn thương não hoặc bệnh thần kinh cơ: Chứng nghiến răng khi ngủ do tổn thương não hoặc bệnh thần kinh cơ có thể rất khó điều trị. Bác sĩ có thể gợi ý bạn sử dụng thiết bị bảo vệ miệng.
  • Thuốc: Nếu bạn bị chứng nghiến răng khi ngủ do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, bác sĩ có thể thay thuốc hoặc kê cho bạn một loại thuốc khác để làm mất tác dụng của chứng nghiến răng này. Các nghiên cứu cho thấy rằng thuốc gabapentin (Neurontin) có thể điều trị thành công tật nghiến răng khi ngủ do điều trị thuốc chống trầm cảm.

5/ Cách làm giảm chứng nghiến răng khi ngủ:

  • Thực hành tư thế miệng và hàm thích hợp: Đặt lưỡi cong lên với răng cách xa nhau và 2 môi ngậm chặt lại có thể làm giảm sự bất tiện bởi việc giữ cho răng khỏi chà xát nhau hoặc hàm khỏi nghiến chặt vào nhau.
  • Khám răng thường xuyên:Khám răng là cách tốt nhất để sàng lọc chứng nghiến răng khi ngủ, đặc biệt nếu bạn sống một mình hoặc không ngủ cùng với người bạn đời để có thể phát hiện chứng nghiến răng khi ngủ về đêm của bạn. Nha sĩ có thể phát hiện tốt nhất các dấu hiệu ở miệng và hàm của tật nghiến răng khi ngủ bằng việc khám thông thường.
  • Giảm stress: Giữ những căng thẳng trong cuộc sống của bạn ở mức tối thiểu để có thể làm giảm nguy cơ bị tật nghiến răng khi ngủ. Bạn càng thấy ít lo âu và căng thẳng, càng có cơ hội tránh được tật nghiến răng khi ngủ.
  • Thông báo cho bạn ngủ cùng: Nếu bạn có một người bạn cùng phòng hoặc chung giường, hãy nhờ họ để ý xem có thấy bất kỳ tiếng nghiến răng hoặc âm thanh kèn kẹt mà bạn có thể gây ra trong khi ngủ hay không.

Với hơn 15 năm hoạt động, chúng tôi luôn tâm niệm: “Sự hài lòng của khách hàng là nền tảng vững chắc nhất giúp peace dentistry quận 1 phát triển và khách hàng sẽ là người  đưa thương hiệu của Peace Dentistry đến với cộng đồng”.

Và bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, vật liệu nha khoa tốt, quy trình chuẩn…là chưa đủ để tạo nên chất lượng dịch vụ tốt cũng như sự yêu mến của khách hàng. Yếu tố quan trọng nhất chính là Y ĐỨC và TẬN TÂM. Không chỉ điều trị tốt mà còn phải là chi phí hợp lý, hiệu quả lâu dài, chu đáo trong phục vụ, nghĩ cho lợi ích của khách hàng. Đó là cách phát triển bền vững và lâu dài nhất. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại nha khoa. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0978.563.565/0942.563.565 hoặc inbox đăng ký trực tuyến tại: https://m.me/PeaceDentistry

0 nhận xét:

Đăng nhận xét